Tượng Phật Quan Âm để xe ô tô hoặc để trên bàn làm việc, rể gỗ xá xị rất thơm, cao 28cm
Đặt tượng Phật trong xe ô tô giúp giảm bớt lo âu, tránh tai nạn và mang lại tin vui. (Đặt tượng này vào xe không cần dùng nước hoa trong xe, vì mùi gỗ này thơm).
Quan Âm hiện thân trong mọi hình dạng để cứu độ chúng sinh, nhất là trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm. Phụ nữ không con cũng hay cầu Quan Âm. Quan Âm cũng hay được nhắc tới bên cạnh Phật A-di-đà và trong kinh Diệu pháp liên hoa, phẩm 25 với tên Phổ môn, các công hạnh của Bồ Tát trình bày rõ ràng và tán thán.
Quán Thế Âm Bồ Tát được xem là vị Bố Tát có thần lực nhất, chỉ sau Phật Tổ. Điều này có thể là do Quán Âm là vị Bồ Tát cứu độ chúng sanh và là Bồ Tát đặc trưng cho tinh thần của Phật giáo Đại thừa - giác tha, có nghĩa là cứu vớt và giác ngộ người khác - cho nên có thể Phật giáo Đại thừa đã nâng ngài lên tầm quan trọng như vậy, khác biệt với Phật giáo Tiểu thừa. Điều này càng làm tăng lòng sùng kính của người theo đạo Phật đối với Quán Âm. Trong mọi ngôi chùa, thường thì chính giữa là tượng đức Phật Tổ, hai bên là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát, tuy nhiên ở ngoài khuôn viên chùa hầu hết đều có tượng đức Phật Tổ hay Quán Thế Âm mà không thấy hoặc ít thấy hơn tượng của các vị Phật hay Bồ Tát khác.
Tranh tượng thường trình bày Quan Âm dưới nhiều dạng khác nhau, nhưng phổ biến nhất là dạng một vị Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt. Có khi Quan Âm ẵm trên tay một đứa bé, có khi một đồng tử theo hầu. Người ta cũng hay vẽ Quan Âm hiện trong mây, hoặc cưỡi rồng trên thác nước. Hình ảnh Quan Âm đứng trên một hải đảo cứu người bị nạn cũng phổ biến, biển cả tượng trưng cho Luân hồi. Tay Quan Âm thường cầm hoa hoa sen hay bình nước Cam lồ.Danh xưng Quán Thế Âm là xuất phát từ một truyền thuyết của Phật giáo, tin rằng những người tu hành đạt tới chính quả, thì ngũ giác của họ có thể dùng chung được. Nghĩa là họ có thể dùng tai để "nhìn" thấy hình ảnh, dùng mắt để "nghe" thấy âm thanh, lưỡi có thể ngửi được v.v. Theo lòng tin này, thì danh xưng Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là: vị Bồ Tát luôn "nhìn thấy" tiếng ai oán, đau khổ trong bến mê của chúng sinh và sẵn sàng cứu giúp hay nói pháp khi cần.
Ngạn ngữ có câu “không thờ ông Phật trong nhà, lại đi cầu khẩn quỷ ma ngoài đường”. “Phật trong nhà” chính là ý nghĩa của bản tâm thanh tịnh sáng suốt của mỗi mỗi chúng sanh vậy. Thờ Phật, lễ Phật, trước hết là tôn quý bản tánh thanh tịnh sáng suốt nơi chính mình. Hình tượng Phật, dù đứng hay ngồi, Phật Quan Âm hay Phật tổ Như Lai đều có công năng nhiếp hóa độ sanh, khiến cho thân tâm của mỗi chúng sanh khi lễ bái, chiêm ngưỡng thân tướng của các ngài, khởi được niệm lành, xa lìa xấu ác, gạt bỏ si mê; dần nuôi lớn tâm từ bi, đức hỷ xả, tính vị tha; từng bước giúp tâm ta trong sáng thiện lương mà ăn ở với đời, sáng suốt trong mọi toan tính của cuộc sống. An lạc, hạnh phúc có được từ đó, ngay trong hiện tại.