Gỗ lũa hương Phật Di Lặc bắp cải (Cao 82cm x ngang 42cm)
Bắp cải trong phong thủy: Cây bắp cải hay còn được gọi là cây bát tài và được dùng rất rộng rãi trong phong thủy. Trong phong-thủy, Bắp-Cải được ví như chiếc túi dùng để chứa tiền tài, “của cải”. Và khi tiền đã vào chiếc túi này thì sẽ sinh sôi nảy nở “cuồn cuộn” không ngừng. Bắp-Cải giúp mang lại may mắn, thu hút tài lộc rất hiệu quả nên thường được đặt ở vị trí trang trọng, tốt nhất nên chọn vị trí thuộc cung tài lộc của gia chủ.
Nét độc đáo và hấp dẫn nhất của gỗ lũa là trước một tác phẩm, người ta có những cảm nhận và tưởng tượng khác nhau. Vẻ đẹp ấy là sự kết hợp giữa thiên nhiên và con mắt tưởng tượng của con người. Người ta gọi nghệ thuật chơi gỗ lũa là nghệ thuật của cái nhìn và tưởng tượng.
Những người say mê gỗ lũa thường có một triết lý riêng, coi nó là “kỳ mộc”, là phần “sống” duy nhất của cây gỗ đã chết vì chất của gỗ lũa rất cứng, không mối mọt nào ăn được, không bị cong vênh hay ảnh hưởng mưa nắng.
Gỗ lũa thường chỉ có ở những loài cây gỗ tốt, quý hiếm hoặc những loài sống lâu năm cằn cỗi trên các khu vực đất nghèo dinh dưỡng, Chính vì vậy, lũa tìm được ở đâu không quan trọng, vấn đề chính là ở chỗ chất lượng của chính cục lũa đó. Với trí tuệ sáng tạo và bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, gỗ lũa có thể được điêu khắc, đục chạm đã làm nên những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, có một không hai
Vẻ đẹp của lũa không bao giờ lặp lại. Hình thù của nó độc nhất vô nhị. Các tác phẩm từ gỗ lũa này không thể đi tìm thấy cái thứ hai giống thế. Nét độc đáo không có phiên bản ấy làm cho nó thấm đẫm chất nghệ thuật. Thiên nhiên tạo ra gỗ lũa là thổi vào nó một cuộc sống dài lâu, bất tận.
Mỗi loại lũa lại có đặc điểm riêng: lũa dưới đất giữ nguyên màu gỗ nguyên thủy; lũa ngâm trong bùn có màu như mun, như sừng; lũa phơi trước gió là loại quý hiếm nhất vì có những đường vân sóng rất đẹp. Tất nhiên, không phải loại gỗ nào cũng hình thành được lũa. Lũa được tạo thành bởi những loại gỗ quý như đinh, trai, nghiến hoặc những loại gỗ chứa dầu thơm như giáng hương, đinh hương, xá xị (gù hương). Nhiều người chơi lũa ví nó như trầm hương vì giá trị cao của nó và việc tìm kiếm cũng khó khăn khôn lường. Sau khi có nguyên liệu, với những gốc còn tươi phải phơi khô, bớt nhựa chừng 1 - 2 tháng rồi gọt bỏ phần vỏ ngoài và phần mềm sát vỏ, chỉ lấy phần lõi cây, để làm lũa. Quá trình hình thành ý tưởng đòi hỏi người thợ phải cân nhắc, suy ngẫm để lựa chọn hình dáng, thế lũa. Gỗ lũa rất cứng, từng nhát dao, đường khắc của nghệ nhân là một sự kiên nhẫn, tỉ mẩn gọt giũa, có khi phải mất mấy ngày trời chỉ để một chi tiết nhỏ hay hình một đám mây trôi... Làm lũa gỗ không giống như sản xuất đồ gỗ thông thường. Mỗi sản phẩm là một tác phẩm đơn chiếc, có thời gian và cách thức khác nhau, hầu hết làm bằng phương pháp thủ công. Người làm gỗ lũa ngoài trí tưởng tượng, khiếu tạo hình, còn cần có đôi bàn tay khéo léo để biến ý tưởng thành hiện thực. Chính vì vậy, giá thành sản phẩm không phụ thuộc vào kích cỡ mà ở giá trị nghệ thuật, sự kết tinh từ bàn tay, khối óc con người.