Cây Pơ mu
Mô tả:
Cây gỗ to, có tán hình tháp, thường xanh, cao 25 -30 m hay hơn, đường kính thân tới hơn 1m. Thân thẳng, không có bạnh gốc. Vỏ thân màu xám nâu, bong thành mảng khi non, sau nứt dọc, mùi thơm. Lá hình vảy, xếp thành 4 dãy. Ở cành non hoặc cành dinh dưỡng, lá lưng bụng ngắn và hẹp hơn hai lá bên, dài đến 7mm, rộng đến 4mm, có đầu nhọn dựng đứng; ở cành già hay cành mang nón, lá hình vảy nhỏ hơn (dưới 1mm), có mũi nhọn cong vào trong. Nón đơn tính cùng gốc; nón đực hình trứng hay hình bầu dục, dài 1cm, mọc ở nách lá; nón cái gần hình cầu, đường kính 1,6 - 2,2 cm, mọc ở đỉnh một cành ngắn, khi chín tách thành 5 - 8 đôi vảy màu nâu đỏ, hoá gỗ, hình khiên, đỉnh hình tam giác, lõm giữa và có mũi nhọn. Mỗi vảy hữu thụ mang 2 hạt có 2 cánh không bằng nhau
Phân bố
Địa danh Việt Nam:
Vùng Bắc Trung bộ: Hương Sơn (Hà Tĩnh); Quế Phong (Nghệ An); Quỳ Châu (Nghệ An); Thanh Chương (Nghệ An); Thừa Thiên Huế
Vùng Đông Bắc: Đồng Văn (Hà Giang); Hoàng Su Phì (Hà Giang); Mường Khương (Lào Cai); Sapa (Lào Cai)
Vùng Đông Nam bộ: Lạc Dương (Lâm Đồng)
Vùng duyên hải Nam Trung bộ: Nha Trang (Khánh Hoà)
Vùng Tây Bắc: Bắc Yên (Sơn La); Mai Châu (Hoà Bình); Phong Thổ (Lai Châu); Tủa Chùa (Lai Châu); Tuần Giáo (Lai Châu)
Vùng Tây Nguyên: Gia Lai; Kon Plông (Kon Tum); Krông Bông (Đắk Lắk)
Địa danh quốc tế: Lào; Trung Quốc
Giá trị:
Gỗ tốt, có thớ mịn, thơm và không bị mối mọt. Trước kia gỗ pơ mu thường được dùng đóng quan tài. Người Lào, Dao và Mông thường xẻ ván lợp nhà, làm vách. Than pơ mu cho nhiệt lượng cao. Gỗ rễ dùng chưng cất tinh dầu để làm hương liệu và làm thuốc.
Một số sản phẩm chế tác từ gỗ Pơ mu