Gỗ Cẩm Lai
Trong tất cả các loại gỗ. Gỗ Cẩm được biết tới là Chi Họ đa dạng nhất . phổ thông nhất là Cẩm Lai kế sau là Cẩm thị . Cẩm phèo . Cẩm Nghệ . Cẩm chỉ . Cẩm thối . Cẩm sừng …Độ tương phản đen trắng giũa vân và gỗ cũng rất rõ nét. Ở cẩm lai gỗ đanh vân đẹp giữ mầu sắc rất tốt với thời gian … Nếu nói về tính chât độ bền đẹp thì Cẩm lai còn vượt chội hơn Trắc.
Mô tả:
Cây gỗ to, có tán hình ô, thường xanh, cao đến 20 - 25 m, chiều cao dưới cành 5 - 10m, Đường kính thân 0,5 - 0,6m. Vỏ màu xám, điểm đốm trắng hay vàng, không nứt nẻ; thịt vỏ có mùi sắn dây, lá kép lông chim một lần, dài 15 - 18 cm; có 11 - 13 lá chét, hình mác thuôn, tù ở 2 đầu, nhẵn, dài 3 -5cm; rộng l,5 - 2,5cm. Cụm hoa chùy ở nách lá và đầu cành, không lông. Hoa nhỏ, màu lam nhạt, quả đậu dẹt, dài 12cm hay hơn, rộng 2,5cm, hơi thắt eo ở chỗ có hạt. Hạt 1, ít khi 2, hình thận, dẹt, dài 9mm, rộng 6mm, màu đen nhạt.
Phân bố:
Loài đặc hữu của Đông Dương. Việt Nam: Gặp ở nhiều tỉnh phía Nam như: Kon Tum (Sa Thầy), Gia Lai, Đắc Lắc (Ea Súp, Đắc Min, Gia Nghĩa, Lắc), Khánh Hòa (Ninh Hòa), Lâm Đồng (Bảo Lộc), Ninh Thuận (Ninh Sơn), Bà Rỵa - Vũng Tàu (Xuyên Mộc), Đồng Nai (Thống Nhất: Trảng Bom; Tân Phú; Vĩnh An: Vĩnh Cửu), Sông Bé (Phước Long, Đức Phong), Tây Ninh (Tân Biên).
Thế giới: Lào, Campuchia.
Giá trị:
Gỗ rất quý, cứng, thớ mịn, khá dòn, dễ gia công, mặt cắt nhẵn, dễ đánh bóng, ăn vecni, được dùng để làm tượng, đóng đồ đạc cao cấp như giường, tủ, bàn ghế, làm đồ mỹ nghệ, trang trí và đồ tiện khảm
Một số sản phẩm chế tác từ gỗ cẩm
Tổng hợp cách nhận biết gỗ quý