Bình nu hương
Lộc bình, ngày nay người ta thường gọi là Lục bình. Lộc bình có hình dạng rất đặc trưng, thân phình to, cổ thắt lại trên miệng thường loe ra. Lộc bình mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc về tiền bạc, phát tài phát lộc, sự sinh sôi nảy nở, sự phát triển những điều mới mẻ, may mắn và cát khánh cho gia chủ.
Chất liệu: Gỗ nu hương
Kích thước: Cao 39cm
Trong phong thuỷ, theo thuyết hình khí (hình nào khí nấy) thì hình dạng của lộc bình có tác dụng thu và giữ khí rất tốt. Nhất là khi kết hợp với các văn hoa, đường vân uốn lượn hoặc trạm trỗ Rồng, Phượng sẽ làm tăng thêm sự huyền ảo, sự lưu chuyển, tụ hội của trường năng lượng. Thú chơi lộc bình có từ rất xưa, nhưng nó không phổ biến. Những loại lộc bình quý, trạm trỗ công phu, … chỉ thấy xuất hiện trong những nhà quyền quý, bậc quan lại triều đình. Lộc bình thường được làm bằng chất liệu sứ, gỗ, đá.
Từ những ý nghĩa, công dụng của Lộc bình nói trên mà ngoài thú chơi lộc bình theo nghĩa thông thường ra, người ta còn trưng bày một chiếc hoặc một đôi lộc bình tại những vị trí tốt trong nhà (vị trí tài lộc, vị trí tình duyên, …) để kích hoạt khí tốt, phù trợ cho những mong muốn, ước nguyện của gia chủ.
Theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt thì Nu là gỗ có vân xoăn đẹp ở bướu to của một số cây gỗ quý, dùng làm tượng, làm bàn nghế, đồ mỹ nghệ.
Ở nước ta, Nu gỗ có ở nhiều miền rừng như Tây Nguyên, Việt Bắc và trên nhiều thứ gỗ từ gỗ xưa, nu hương, nu cẩm, nu trắc, nu xá xị, nu gụ, nu lim, nu căm xe, nu nghiến (ngọc nghiến)....
Nu còn có những cách gọi khác nhau là : núm, nụm. Thực chất đây là sự phát triển riêng biệt của loài cây thân gỗ, khi cây gỗ bị thương tật như sâu bệnh, sét đánh, chặt chem., làm xây xước thân cây… lúc đó cây sẽ sinh ra chất dinh dưỡng đồn tích để nuôi dưỡng phần bị thương tật ấy lành trở lại. Do đặc điểm sinh lý và lý do bảo tồn sự phát triển tự nhiên của cơ thể sống mà dinh dưỡng hấp thu được từ đất, không khí đã tập trung với mức độ cao vào những nơi thương tật làm cho nó phát triển khác thường với những nơi khác. Vì thế mà chỗ thương tật phình ra thành bươu, mức độ lớn của bươu phụ thuộc vào khả năng hấp thụ dinh dưỡng, thời gian sinh trưởng của cây. Thường thì bướu có đường kính to hơn đường kính thân cây chủ. Nói thế không có nghĩa là muốn có nu thì tạo ra thương tích trên cây là được. Thực tế là tỷ lệ thành bướu rất thấp, có khi hàng trăm cây mới được một cây có nu, quá trình hình thành bươu tạo ra ni giống như trầm hương trên thân cây đó.
Ngày xưa khi người Pháp đến Việt Nam, họ đã biết tiềm năng nu gỗ của núi rừng nhiệt đới nước ta, họ bắt đầu tiến hành chương trình trồng cây gỗ để có thu hoạch nu vào thời gian 60 năm sau. Đầu tiên họ chọn những cây gỗ có đường kính từ 30 đến 40 cm cưa ngang mặt đất, chờ cây mọc chồi, chặt bỏ để lại 1 đến 2 chồi. Năm sau lại chặt bỏ chồi cũ giữ chồi mới, cứ thế liên tiếp trong nhiều năm, cây không chết nhưng cũng không sống bình thường được làm cho bươu phải phình ra to dần lên, trong đó là những nếp sinh trưởng không tuân theo chu trình giống vòng lõi của thân cây, mà là sự quặn thắt nhiều chiếu, không có trật tự cố định để tạo nên những vân thở khác nhau thường như hoa văn mỹ thuật đến bất ngờ, tuyệt mỹ. Nếu vẻ đẹp của vân lôi các loại gỗ là những nét màu sắc đậm nhạt theo quy luật nhất định được hình thành trên từng giai đoạn phát triển của cây, thi thoảng có chút bất ngờ nơi chia cành hoặc u bướu…thì với nu gỗ là vô vàn những nét vẽ siêu hạng, ngấu hứng của thiên nhiên.
Cũng chính vì sự phát triển sinh trưởng không tuân theo chu trình giống vòng lõi của thân cây, mà là sự quặn thắt nhiều chiều, không có trật tự cố định để tạo nên những vân thớ khác thường như hoa văn mỹ thuật đến bất ngờ, tuyệt mỹ. Nếu vẻ đẹp của vân lõi các loại gỗ là những nét màu sắc đậm nhạt theo quy luật nhất định được hình thành trên từng giai đoạn phát triển của cây, thi thoảng có chút bất ngờ nơi chia cành hoặc u bướu… thì với nu gỗ là vô vàn những họa tiết ngay trên một mặt cắt nhỏ, vân gỗ là những nét vẽ siêu hạng, ngấu hứng của thiên nhiên.
Cũng chính vì sự phát triển sinh tồn tập trung toàn bộ tính chất vào nơi xung yếu (thương tích) cần được nuôi dưỡng mà cũng đồng thời tạo nên sự cứng rắn của vật thể, khác hẳn với vật thể gỗ bình thường. Vân tạo thành đã không theo thớ lại có độ cứng rất cao nên quá trình chế tác nu gỗ là hết sức phức tạp, may mà ngày nay đã có máy móc trang bị trong một số công đoạn như đục, mài…thay cho thủ công. Giá nhân công làm trên chất liệu gỗ nu phải đắt gấp hai đến ba lần gỗ thường cùng một sản phẩm. Nếu làm bằng thủ công, số lượng đục cũng phải hỏng mất hàng chục cái sau một tác phẩm, cho dù đó phải là đục của làng rèn Đa Sĩ mới đủ sắc bén gọt gỗ nu.
Nu nếu để nguyên mộc thì những nét vân huyền bí không nổi lên hết được mà cũng phải xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy theo nu gỗ gì. Với gỗ nói chung, dù bất kỳ gỗ quý nào được chọn để chạm khắc làm đồ mỹ nghệ. Theo kinh nghiệm xưa, người ta đem gỗ phơi sương, nghĩa là đêm phơi ngoài sương, ngày phơi trong bóng dâm, phơi đi phơi lại trong nhiều tháng trời cho đến khi nước tự nhiên trong nhiều tháng trời cho đến khi nước tự nhiên trong gỗ khô kiệt đi, khi ấy sự co ngót hoặc nứt nẻ không thể sảy ra được nữa mới thôi. Ngày nay để rút ngắn thời gian chế tác, người ta dùng phương pháp khoa học công nghệ mới là đưa vào lò sấy khô. Làm như thế không thể bằng phương pháp phơi sương. Nu khô đem chế tác lại phải chọn kiểu vần thớ cho phù hợp với yêu cầu của tác phẩm như bàn ghế, tượng, hay đồ trang trí.
Vẻ đẹp của nu không chỉ riêng những vân, thớ tạo tác bất ngờ và bắt sáng lại nổi lên như điêu khắc dù mặt nhẵn bóng, cả vùng biên ngoài cũng sẵn lên tận những nốt, u, hang hốc tự nhiên và trơ lạnh nét thời gian như đá. Nu càng dày thì vẻ đẹp càng rõ rang hơn. Có thể nói nu là những siêu phẩm gỗ với những sắc màu khác nhau và kiểu vặn mình “thêu hoa dệt gấm” đã làm cho những sản phẩm gỗ trở nên có giá trị vô cùng to lớn. Toàn bộ đồ gỗ trong nột thất dinh 3 của ông Hoàng Bảo Đại tại Đà Lạt đều được làm bằng nu. Trải qua năm tháng ngót gần thế kỷ mà các đồ gỗ nu ấy vẫn bóng mày vân, vẫn lộng lẫy như những bức tranh phong thủy nhiều màu sắc.